Phán xử Nicaragua kiện Hoa Kỳ

Phán quyết rất dài của tòa án liệt kê 291 điểm, trong số đó có Hoa Kỳ đã tham gia vào "việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp". Những vi phạm cáo buộc bao gồm tấn công cơ sở và tàu thuyền hải quân Nicaragua, thả ngư lôi vào cảng của Nicaragua, xâm phạm không phận Nicaragua, và việc huấn luyện, trang bị, tài trợ và cung cấp thế lực (nhóm "Contras") để lật đổ chính phủ Sandino của Nicaragua. Theo sau danh sách là các quyết định để các thẩm phán bỏ phiếu.[11]

Kết luận

Tòa tìm thấy bằng chứng của việc vận chuyển vũ khí giữa Nicaragua và quân phiến loạn ở El Salvador từ 1979–81. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để cho thấy chính phủ Nicaragua đứng đằng sau vụ việc hay phản ứng của Hoa Kỳ có phù hợp hay không.[12] Tòa cũng phát hiện một số việc xâm nhập xuyên biên giới vào lãnh thổ GuatemalaCosta Rica, trong các năm 1982, 1983 và 1984, không thể quy cho Chính phủ Nicaragua. Tuy nhiên, cả Guatemala lẫn Costa Rica đều không yêu cầu Mỹ can thiệp; El Salvador có yêu cầu năm 1984, lâu sau khi Hoa Kỳ đơn phương can thiệp.[13]

Về việc vi phạm quyền con người của Contras, "Tòa phải quyết định xem mối quan hệ của Contras với Hoa Kỳ có làm Contras tương đương về mặt pháp lý với một cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ, hoặc hoạt động thay mặt cho Chính phủ đó. Tòa quyết định rằng chứng cứ có sẵn không đủ để cho thấy sự phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của Hoa Kỳ. Một sự phụ thuộc một phần, mà Tòa không thể xác định mức độ chính xác, có thể được suy ra từ việc lãnh đạo được chọn bởi Hoa Kỳ, và bởi những yếu tố khác như việc tổ chức, huấn luyện và trang bị vũ khí, lên kế hoạch chiến dịch, chọn lựa mục tiêu và hỗ trợ điều hành.[...] Với kết luận như trên, Tòa cho rằng nhóm Contras chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, cụ thể là việc vi phạm luật nhân đạo. Để Hoa Kỳ chịu trách nhiệm pháp lý, cần phải chứng minh được Quốc gia đó có quyền kiểm soát các hoạt động đã dẫn đến những vi phạm được cáo buộc".[14]

Tòa kết luận rằng Hoa Kỳ, mặc cho những phản đối, thuộc thẩm quyền của Tòa án. Ngày 26 tháng 11 năm 1984, Tòa bỏ phiếu với 11 phiếu thuận rằng nó có thẩm quyền đối với vụ việc trên cơ sở Điều 36 của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế (thẩm quyền bắt buộc) hoặc trên Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải năm 1956 giữa Hoa Kỳ và Nicaragua.[15] Tòa cũng đồng loạt nhất trí rằng vụ việc là chấp nhận được.[16] Hoa Kỳ sau đó tuyên bố nó đã "quyết định không tham gia tố tụng thêm nữa trong vụ việc". Khoảng một năm sau kết luận về thẩm quyền của Tòa, Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận về thẩm quyền bắt buộc, kết thúc cam kết pháp lý về khả năng xét xử quốc tế trong 40 năm. Ngày 7 tháng 10 năm 1985, "Tuyên bố chấp thuận thẩm quyền bắt buộc chung của Tòa án Công lý Quốc tế" của Hoa Kỳ chấm dứt, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao George Shultz gửi thông báo về quyết định đến Liên Hiệp Quốc sáu tháng trước đó.[17][18]

Mặc dù Tòa kêu gọi Hoa Kỳ "ngừng và hạn chế" việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp với Nicaragua và khẳng định Mỹ đang "vi phạm trách nhiệm của nó trước luật pháp quốc tế không sử dụng vũ lực với một quốc gia khác" và yêu cầu nó bồi thường, Hoa Kỳ từ chối tuân theo.[19] Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ đã ngăn chặn mọi cơ chế thi hành do Nicaragua đề xuất.[20] Ngày 3 tháng 11 năm 1986, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một giải pháp không ràng buộc[21] thúc giục Mỹ tuân theo, với số phiếu là 94–3 (El Salvador, Israel và Mỹ bỏ phiếu chống).[22]

Phán quyết

Ngày 27 tháng 6 năm 1986, Tòa án đưa ra phán quyết như sau:[23]

Tòa án

  1. Quyết định rằng trong việc xét xử tranh chấp đưa ra bởi Khiếu nại của Cộng hòa Nicaragua ngày 9 tháng 4 năm 1984, Tòa án buộc phải áp dụng “bảo lưu hiệp ước đa phương” có trong điều (c) cho tuyên bố chấp chận thẩm quyền theo Điều 36, đoạn 2, của Hiến chương Tòa án bởi Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ký gửi ngày 26 tháng 8 năm 1946;
  2. Bác bỏ biện minh tự vệ tập thể đưa ra bởi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động quân sự và bán quân sự trong và chống lại Nicaragua, bên đưa đơn vụ kiện;
  3. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua việc huấn luyện, trang bị, tài trợ và cung cấp lực lượng contra hoặc trong trường hợp khác khuyến khích, ủng hộ và viện trợ hoạt động quân sự và bán quân sự trong và chống lại Nicaragua, đã hành động chống lại Cộng hòa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế không can thiệp vào vấn đề nội bộ của Quốc gia khác;
  4. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua một số vụ tấn công vào lãnh thổ Nicaragua trong 1983–1984, cụ thể là các vụ tấn công Puerto Sandino ngày 13 tháng 9 và ngày 14 tháng 10 năm 1983; vụ tấn công Corinto ngày 10 tháng 10 năm 1983; vụ tấn công Căn cứ Hải quân Potosi ngày 4/5 tháng 1 năm 1984; vụ tấn công San Juan del Sur ngày 7 tháng 3 năm 1984; các vụ tấn công tàu tuần tra ở Puerto Sandino ngày 28 và 30 tháng 3 năm 1984; và vụ tấn công San Juan del Norte ngày 9 tháng 4 năm 1984; và ngoài ra qua những hành động can thiệp được đề cập trong tiểu đoạn (3) liên quan đến việc sử dụng vũ lực, đã hành động, chống lại Cộng hòa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế không sử dụng vũ lực chống lại Quốc gia khác;
  5. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua việc chỉ đạo hoặc ủy quyền các chuyến bay xâm nhập lãnh thổ Nicaragua, và qua những hành động có thể quy cho Hoa Kỳ được đề cập trong tiểu đoạn (4), đã hành động, chống lại Cộng hòa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế không xâm phạm chủ quyền của Quốc gia khác;
  6. Quyết định rằng, qua việc thả ngư lôi vào nội thủy hay lãnh hải của Cộng hòa Nicaragua trong những tháng đầu năm 1984, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã hành động, chống lại Cộng hòa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế không dùng vũ lực chống lại Quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó, không xâm phạm chủ quyền và không làm gián đoạn giao thương hàng hải thời bình;
  7. Quyết định rằng, qua những hành động được nói đến trong tiểu đoạn (6), Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã hành động, chống lại Cộng hòa Nicaragua, vi phạm trách nhiệm của mình dưới Điều XIX của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Nicaragua ký tại Managua ngày 21 tháng 1 năm 1956;
  8. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua việc không tiết lộ sự tồn tại và vị trí của ngư lôi mình đã thả, được đề cập đến trong tiểu đoạn (6), đã hành động vi phạm trách nhiệm của mình dưới luật pháp quốc tế về khía cạnh này;
  9. Kết luận rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua việc năm 1983 tạo ra một hướng dẫn với tên gọi 'Operaciones sicológicas en guerra de guerrillas', và phát tán nó cho lực lượng Contra, đã khuyến khích chúng hành động trái với những nguyên tắc cơ bản của luật nhân đạo; nhưng không có cơ sở để kết luận rằng bất kỳ hành động nào như thế từng diễn ra có thể được quy là hành động của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ;
  10. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua những vụ tấn công lãnh thổ Nicaragua được nói đến trong tiểu đoạn (4), và qua việc tuyên bố lệnh cấm vận chung với Nicaragua ngày 1 tháng 5 năm 1985, đã thực hiện những hành vi nhằm tước đi mục đích của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa hai Bên ký tại Managua ngày 21 tháng 1 năm 1956;
  11. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, qua những vụ tấn công lãnh thổ Nicaragua được nói đến trong tiểu đoạn (4), và qua việc tuyên bố lệnh cấm vận chung với Nicaragua ngày 1 tháng 5 năm 1985, đã vi phạm trách nhiệm của mình dưới Điều XIX của Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa hai Bên ký tại Managua ngày 21 tháng 1 năm 1956;
  12. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có trách nhiệm ngay lập tức dừng và hạn chế tất cả những hành vi có thể dẫn đến vi phạm pháp lý như đã nói ở trên;
  13. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường Cộng hòa Nicaragua cho tất cả thiệt hại gây ra cho Nicaragua bởi những vi phạm luật pháp quốc tế đã liệt kê ở trên;
  14. Quyết định rằng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường Cộng hòa Nicaragua cho tất cả thiệt hại gây ra cho Nicaragua bởi việc vi phạm Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa hai Bên ký tại Managua ngày 21 tháng 1 năm 1956;
  15. Quyết định rằng hình thức và mức độ bồi thường, nếu không được hai Bên thống nhất, sẽ được giải quyết bởi Tòa án, và bảo lưu những thủ tục tiếp theo của vụ kiện cho mục đích này;
  16. Nhắc nhở cả hai Bên về trách nhiệm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế.

Tầm quan trọng về pháp lý

Phán quyết đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề quanh việc cấm sử dụng vũ lực và quyền phòng vệ.[24] Việc trang bị và huấn luyện quân Contra, hay thả thủy lôi vào lãnh hải của Nicaragua, được coi là trái với nguyên tắc không can thiệp và cấm sử dụng vũ lực.

Việc đối phó của Nicaragua với quân đối lập ở El Salvador tuy có thể được coi là vi phạm nguyên tắc không can thiệp và cấm sử dụng vũ lực, nhưng không phải là "một cuộc tấn công vũ trang", cho phép quyền tự phòng vệ.

Tòa cũng xem xét khẳng định của Hoa Kỳ rằng hành động nhằm mục đích phòng vệ cho El Salvador không có căn cứ vì El Salvador chưa từng dề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ để phòng vệ.

Về việc thả thủy lôi, Tòa cho rằng "...việc thả thủy lôi vào vùng biển của Quốc gia khác mà không có cảnh cáo hay thông báo không chỉ là bất hợp pháp mà còn đi ngược lại với nguyên tắc về luật nhân đạo của Công ước Den Haag VIII năm 1907."

Kết quả bỏ phiếu

Thẩm phánPhán quyết
12345678910111213141516
Chủ tịch Nagendra Singh (Ấn Độ)YYYYYYYYYYYYYYYY
Phó chủ tịch de Lacharrière (Pháp)YYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Ago (Ý)YYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Elias (Nigeria)NYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Lachs (Ba Lan)YYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Mbaye (Senegal)YYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Ni (Trung Quốc)NYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Oda (Nhật Bản)YNNNNNYNNNNNNYYY
Thẩm phán Ruda (Argentina)NYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Schwebel (Hoa Kỳ)YNNNNNNYYNNNNNNY
Thẩm phán Sette-Camara (Brazil)NYYYYYYYYYYYYYYY
Thẩm phán Sir Robert Jennings (Anh)YNNNNNYYYNNNNYYY
Thẩm phán ad hoc Colliard (Nicaragua)YYYYYYYYYYYYYYYY
Chú thích
YĐồng ý
NKhông đồng ý

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nicaragua kiện Hoa Kỳ http://bailey83221.livejournal.com/54578.html http://bailey83221.livejournal.com/55750.html http://bailey83221.livejournal.com/56750.html http://bailey83221.livejournal.com/57401.html http://bailey83221.livejournal.com/57749.html http://bailey83221.livejournal.com/60404.html http://www.worldcourts.com/icj/eng/decisions/1984.... http://www.gwu.edu/~jaysmith/nicus3.html http://anthonydamato.law.northwestern.edu/Adobefil... http://anthonydamato.law.northwestern.edu/Adobefil...